MÔ HÌNH THÀNH PHỐ COPENHAGEN, ĐAN MẠCH
Thành phố thông minh công nhận cơ hội cho thông tin và công nghệ như một công cụ cung cấp dịch vụ cho tất cả công dân của mình: bao gồm khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, lựa chọn, phối hợp và hiệu quả.
Copenhagen – thủ đô của đất nước hạnh phúc là nơi bạn có thể lái thuyền chạy bằng điện mặt trời và thưởng thức đồ ăn hữu cơ ở mọi góc phố.
Từ lâu, Copenhagen đặt phát triển bền vững lên hàng đầu. Họ đang tiếp tục thực hiện nhiều sáng kiến và nỗ lực để thủ đô này trở thành thành phố trung hòa khí carbon đầu tiên vào năm 2025.
II. Sự phát triển của thành phố Copenhagen
Copenhagen là thành phố có hai năm liên tiếp đạt danh hiệu thành phố xanh nhất thế giới. Thành phố cũng đã được chọn là Thủ đô xanh của châu Âu vào năm 2014. Copenhagen có chỉ số carbon bình quân đầu người thấp nhất thế giới và cũng có kế hoạch giảm carbon tham vọng nhất của bất kỳ thành phố nào trên thế giới nhằm đạt được mục tiêu carbon trung tính vào năm 2025. Thành phố hiện đang triển khai một loạt các giải pháp mới và sáng tạo trong các lĩnh vực giao thông, rác thải, nước, sưởi ấm và các nguồn năng lượng thay thế nhằm mục đích cải thiện và phát triển bền vững. Bằng cách kiểm tra các giải pháp này, thành phố hy vọng sẽ thu hút các công ty sáng tạo, lần lượt hỗ trợ nền kinh tế thông qua quá trình trở thành xanh hơn và thông minh hơn.
Một trong những điểm sáng phát triển mô hình thành phố thông minh của Copenhagen là triển khai dự án “Connecting Copenhagen”. The đó Copenhagen tập trung xử lý những vấn đề sau:
- Năng lượng thông minh
Theo đó thành phố tập trung, phát triển hệ thống lưới điện thông minh (Smart Grid).
Chính quyền thành phố xác định xu thế phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng mới, dần thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch, điều quan trọng là tìm cách cân bằng một cách thỏa đáng về mặt kinh tế giữa sản xuất và tiêu thụ. Có chính sách hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Kết quả đến nay gần 70% mức tiêu thụ điện của thành phố dựa trên năng lượng tái tạo, được kích hoạt bởi hệ thống năng lượng thông minh, tích hợp linh hoạt hệ thống qua các nguồn khí gas, điện, thủy điện và giao thông vận tải. Điều này cũng giải quyết các thách thức về lưu trữ điện, sử dụng hiệu quả mạng lưới điện thông minh, kết hợp các giải pháp và dữ liệu thông minh, kỹ thuật số để đảm bảo phát triển nguồn năng lượng xanh, góp phần phát triển bền vững cho thành phố và cộng đồng.
Các giải pháp năng lượng thông minh ở Copenhagen thường được phát triển thông qua cái gọi là “Living Labs”, nơi các giải pháp năng lượng được thử nghiệm và phát triển trong các hệ sinh thái minh bạch, hướng đến người tiêu dùng làm tập trung. Thông qua các quá trình đồng sáng tạo, các hệ thống năng lượng thông minh trong tương lai hiệu quả về chi phí tích hợp nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng được phát triển trong cuộc sống thực - cho phép người dân, các tổ chức công cộng và các chủ thể tư nhân đóng góp vào việc phát triển và khám phá các giải pháp năng lượng mới nổi.
- Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông & ICT
Thành phố Copenhagen đã đầu tư 34 triệu Euro vào lắp đặt hệ thống đèn đường mới và hơn 13 triệu EUR cho hệ thống đèn giao thông mới và trung tâm quản lý giao thông thông minh. Điều này có nghĩa là Thành phố Copenhagen hiện giúp người dân đi xe đạp và hành khách xe buýt công cộng đã giảm được 10% thời gian đi lại (so với năm 2010).
Đan Mạch trong nhiều năm là nước đi đầu trong phát triển xe đạp di chuyển đô thị và Copenhagen giữ một truyền thống mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội gắn bó với phương tiện xe đạp và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong câu chuyện giao thông của Copenhagen. Trên thực tế, hơn 60% số người sống và làm việc tại Copenhagen đi lại bằng xe đạp mỗi ngày. Do đó, các công ty và đô thị của Đan Mạch có các điều kiện hoàn hảo để thử nghiệm và phát triển các giải pháp cơ sở hạ tầng xe đạp hiện đại, tích ích cho người dân tham gia giao thông.
Mấu chốt để quản lý giao thông hiệu quả là sự kết hợp nhiều cấp độ cùng một lúc trong đó sự hợp tác giữa tất cả các tác nhân công cộng và tư nhân là cần thiết. Khả năng tương tác với hệ thống giao thông linh hoạt cho phép người dân và hàng hóa di chuyển dễ dàng hơn bằng cách kết hợp các phương thức vận chuyển linh hoạt, có thể thay thế. Ngoài ra, phần lớn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện của Đan Mạch đóng một vai trò quan trọng thông qua việc giám sát dữ liệu lớn (Big Data) trong một hệ thống tích hợp.
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường
Hiện nay, Copenhagen và Oslo đang thực hiện hợp tác cụ thể trong mua sắm máy móc hạng nặng thân thiện với môi trường. Đây là hai thủ đô đầu tiên trên thế giới có khoản đầu tư kiểm soát môi trường như vậy.
Khi máy xúc, máy quét và máy móc hạng nặng khác hoạt động trong thành phố, chúng ảnh hưởng đến khí hậu và chất lượng không khí. Những máy móc được gọi là “Thiết bị di động không vận hành trên đường phố”, mà người ta có thể chỉ nghe thấy âm thanh vận hành ầm ầm tại các công trường xây dựng trên khắp Đan Mạch, chiếm khoảng 15% tổng lượng ô nhiễm hạt ở cấp quốc gia.
Do đó, thủ đô của Đan Mạch và Na Uy đã quyết định hợp tác đấu thầu máy móc hạng nặng nhằm phát triển môi trường bền vững và thân thiện. Các thành phố yêu cầu các máy móc mua sắm phải hoàn toàn không có khí thải (emission-free), tức là chúng không thải ra các hạt hoặc khí CO2, hoặc phát thải thấp, chẳng hạn như các loại dòng động cơ Hyprid hoặc chạy bằng hỗn hợp nhiên liệu diesel và điện.
Chúng tôi biết rằng các máy móc thải ra một lượng lớn các hạt và CO2, ảnh hưởng xấu đến cả khí hậu và chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Hợp tác với các nước láng giềng Bắc Âu Nauy, Copenhagen tự hào là nơi đầu tiên trên thế giới cung cấp gói thầu như vậy và khẳng định đây là một bước quan trọng theo đúng hướng phát triển thành phố thông minh.